cầu trục gồm 2 bộ phận: thiết bị và kết cấu thép
Đó là cách hiểu thông thường của những công ty cầu trục như chúng tôi. Dù là bất kỳ loại cầu trục nào từ dầm đơn, dầm đôi đến các loại đặc biệt như cầu trục treo, cầu trục quay, cầu trục monorail, đều được chi làm 2 phần chính là Thiết bị & Kết cấu thép. Phân biệt như vậy vì thực tế quy trình sản xuất cầu trục hiện nay giống như việc đi góp nhặt, lắp ráp các linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài, kết hợp với các bộ phận kết cấu thép hàn đơn giản được sản xuất trong nước như dầm chính, dầm biên và các chi tiết gia công cơ khí như bánh xe, trục..v.v. Bỏ qua phần tư vấn về thiết bị cầu trục, hôm nay chúng tôi sẽ tập trung vào hạng mục kết cấu thép cầu trục để khách hàng nắm được rõ hơn phần này gồm những gì? Phương pháp sản xuất & tiêu chuẩn kiểm tra ra sao?
Kết cấu thép cầu trục gồm các bộ phận nào?
- Dầm chính (dầm chủ): là bộ phận quan trọng nhất, chiếm khối lượng nặng nhất cũng như là bộ phận ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cầu trục cho nên cần phải tính toán, thiết kế rất kỹ lưỡng. Dầm chính cầu trục thường có cấu tạo dạng hộp tổ hợp từ thép tấm hoặc dạng giàn không gian.
- Dầm biên (dầm đầu) là bộ phận đóng vai trò là chân chạy của cầu trục. Dầm biên thường bao gồm khung hộp, bánh xe và 2 bộ động cơ giảm tốc (giúp truyền động từ trục động cơ sang bánh xe cầu trục thông qua cơ cấu bánh răng con).
- Lan can bảo dưỡng, sàn thao tác, thang leo gắn trên dầm cầu trục và bên dưới các động cơ di chuyển. Dù là những bộ phận phụ nhưng cũng hết sức quan trọng, cần phải tình toán kỹ lưỡng vì nó ảnh hưởng đến an toàn cũng như hoạt động của các bộ phận khác. Trong nhưng năm đầu khi làm cầu trục, chúng tôi đã từng phải tốn nhiều chi phí khắc phục lỗi thiết kế bộ phận sàn thao tác do kỹ sư không để ý, đã thiết kế tay vịn quá gần với động cơ nâng hạ cho nên pa lăng không thể di chuyển được trên cầu trục chỉ vì tay vịn lan can. Sai sót dù rất nhỏ nhưng lại tốn rất nhiều chi phí để sửa chữa.
- Dầm đỡ ray cầu trục: Đây là bộ phận thường được cung cấp bởi bên lắp ráp nhà thép, xây dựng. Tuy nhiên, trong vài trường hợp thì bên cung cấp cầu trục cũng được yêu cầu cung cấp phần này. Dầm đỡ ray thường là dạng thép H tổ hợp. Bước cột càng lớn thì chiều cao dầm đỡ ray và chiều dầy bụng dầm đỡ ray càng lớn.
Khi chế tạo kết cấu thép cầu trục cần chú ý những gì?
- Chú ý 1: Về tổng thể, kết cấu thép cầu trục phải được thiết kế đồng bộ, có sự tính toán kỹ lưỡng trước khi tiến hành chế tạo. Với các bộ phận kết cấu hàn và chịu lực chính như dầm chính, khung dầm biên thì khi tính toán cần tham chiếu các tiêu chuẩn an toàn thiết bị nâng của Việt Nam (TCVN 4244-2005) và các tiêu chuẩn thế giới như DIN, FEM, ISO.
- Chú ý 2: Toàn bộ kết cấu thép cầu trục theo tiêu chuẩn phải được làm sạch bề mặt, sơn chống rỉ và sơn màu tất cả các bề mặt kết cấu. Thông thường là hệ sơn Alkid 1 thành phần với độ dày tối đa đến 170 micron hoặc có thể mỏng hơn nhưng tối thiểu cũng phải 100 micron.
- Chú ý 3: Khi chế tạo dầm chính cầu trục, cần phải kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng mối hàn, đặc biệt là mối hàn nối tấm (là mối hàn nối giữa các tấm thép với nhau để đạt được chiều dài yêu cầu) và khống chế các kích thước quan trọng như: Với loại dầm đơn thì kiểm tra độ thẳng và phẳng của tấm đáy dầm chính vì nó là đường di chuyển của pa lăng. Đối với dầm đôi thì cần phải kiểm tra thêm độ đồng phẳng của mặt ray di chuyển và khoảng cách tim ray xe con, khẩu độ dầm.
- Chú ý 4: Chế tạo dầm biên cầu trục tương đối phức tạp, đòi hỏi nhiều công đoạn nên chúng tôi sẽ có một bài viết riêng cho hạng mục này.
- Chú ý 5: Lan can bảo dưỡng, sàn thao tác hay thang leo cầu trục thì chỉ cần đảm bảo chế tạo đúng kích thước, mối hàn và đảm bảo không có lỗi thiết kế khiến các bộ phận này cản trở hoặc va chạm với các bộ phận khác của cầu trục.
Muốn kết cấu thép cầu trục bền, đẹp trong nhiều năm thì cần chú ý những vấn đề nào?
Nói đơn giản thì cầu trục cũng là một thiết bị cơ khí, được tổ hợp từ nhiều bộ phận có cấu tạo từ thép hợp kim giàu các bon (thép các bon hoặc thép đen) nên tương đối dễ bị rỉ sét qua thời gian. Đặc biệt là khi cầu trục hoạt động trong những môi trường làm việc khắc nghiệt, nhiệt độ cao, nhiều bụi bẩn..v.v. Chính vì vậy, để bảo vệ cầu trục giữ được nước sơn phủ và ít bị han gỉ, chúng ta cần đặc biệt quan tâm các vấn đề sau:
- Làm sạch bề mặt kết cấu: Cần đặc biệt chú trọng công tác làm sạch bề mặt kết cấu thép trước khi phun sơn chống rỉ cũng như các lớp sơn màu.
- Chọn loại sơn phù hợp: Dù là thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao hay các thương hiệu Sơn sản xuất tại nước ngoài thì chúng ta cũng cần bảo đảm sơn vẫn còn hạn sử dụng và được phân phối bởi nhà cung cấp chính hãng chứ không phải các loại sơn pha thủ công trên thị trường.
- Tuân thủ đúng quy trình sơn: Việc tuân thủ đúng quy trình sơn tưởng chừng như đơn giản lại trở nên rất khó khăn khi đa phần anh em công nhân đều muốn làm nhanh cho xong việc hoặc tâm lý "thế này là đẹp rồi" để rồi khi sản phẩm hoàn thiện, lớp sơn phủ không thể khô do bị đọng hơi nước bên trong lớp sơn chống rỉ, sơn trung gian. Khi đó sẽ tốn rất nhiều công sức để chỉnh sửa.
- Bảo dưỡng kết cấu thép kịp thời: Cuối cùng, muốn có sản phẩm kết cấu thép bền, đẹp trong suốt quá trình sử dụng thì khách hàng cũng phải thường xuyên chú ý đến các bộ phận bị sướt sát để có thể sửa chữa kịp thời. Đôi khi, chỉ cần một vài lượt sơn dặm sẽ giúp cho kết cấu không bị rỉ sét thêm vài năm sử dụng.
Trên đây là những yếu tố quan trọng cần nhớ về kết cấu thép cầu trục, nếu các bạn vẫn còn thắc mắc về bất kỳ vấn đề gì có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp theo số HOTLINE 0913.238.269 hoặc gửi thông tin vào địa chỉ mail nguyenviet@kgcrane.com.vn