Việc thiết kế hệ thống cầu trục cho nhà xưởng đòi hỏi nhà cung cấp có đầy đủ năng lực kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật, thẩm mỹ và quan trọng hơn là phải đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ đưa ra các khuyến cáo về thiết kế để quý khách hàng hiểu rõ hơn về hạng mục này.
Tiêu chí thiết kế hệ thống cầu trục cần xem xét
- Thiết kế đáp ứng tiêu chuẩn: Ví dụ như tại Việt Nam, cầu trục thường được thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn TCVN4244-2005, là một tiêu chuẩn về an toàn thiết bị nâng bắt buộc phải áp dụng với mọi bản vẽ thiết kế cầu trục. Ngoài ra, người kỹ sư thường tham khảo thêm các tiêu chuẩn của nước ngoài như DIN, FEM, ISO - những tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến thiết bị nâng hạ.
- Thiết kế dựa trên thực tế: Trước khi thiết kế cần tìm hiểu, khảo sát rõ địa điểm nhà máy cần lắp đặt cầu trục cũng như đo đạc đầy đủ các kích thước cơ bản cần có như: Khẩu độ cầu trục, chiều dài đường chay, chiều cao đến vai cột, chiều cao thông thủy của nhà máy..v.v.
- Thiết kế thông số phù hợp với mục đích sử dụng: Hệ thống cầu trục trong nhà xưởng là một loại công cụ hỗ trợ cho quá trình sản xuất, lưu giữ thành phẩm...v.v Người kỹ sư cần đưa vào các thông số kỹ thuật phù hợp nhất với mục đích sử dụng của khách hàng. Ví dụ đơn giản như: Hệ cầu trục phục vụ cho kho hàng, chỉ có tính năng nâng, hạ, di chuyển đơn thuần thì chỉ cần thông số cầu trục 1 tốc độ để tiết kiệm chi phí. Ngược lại, hệ cầu trục phục vụ cho công tác lắp ghép, nâng hạ, di chuyển những vật dễ vỡ, dễ cháy nổ thì cần đưa thêm thông số tốc độ chậm cho nâng hạ và di chuyển.
- Cần phải rõ ràng: dễ đọc, dễ hiểu và đặc biệt phải sử dụng các ký hiệu quy ước quốc tế để bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra được. Với những điểm không rõ ràng cần làm rõ bằng những "chú thích" chi tiết để tránh làm khó cho công nhân.
. Nếu các bạn cần tư vấn thêm hoặc yêu cầu bản vẽ hình chung cầu trục, hãy liên hệ với chúng tôi:
Mr Việt 0913.238.269
hoặc gửi email nguyenviet@kgcrane.com.vn