Chế độ làm việc của cầu trục quan trọng vì sao?
Để chọn được loại cầu trục phù hợp với yêu cầu công việc và điều kiện làm việc của nhà xưởng là một vấn đề hết sức quan trọng đối vơi các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp. Trên internet hiên nay có một số nhà cung cấp giải thích rất mơ hồ hoặc không chính xác về chế độ làm việc của cầu trục, pa lăng cầu trục. Vì vây, hôm nay chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn chọn chế độ làm việc của cầu trục chuẩn theo tiêu chuẩn FEM - là bộ tiêu chuẩn Châu Âu về thiết bị nâng, cầu trục, cổng trục... Ngoài tiêu chuẩn FEM, còn có các tiêu chuẩn tương đương khác như tiêu chuẩn ISO, ASMM, JIS hay TCVN. Ở đây mình chỉ đề cập theo FEM. Trong tiêu chuẩn FEM, họ chia ra các chế độ làm việc 1Bm, 1Am, 2m, 3m theo thứ tự là từ nhẹ đến nặng.
Tham số lựa chọn chế độ làm việc của cầu trục cần nhớ
Để lựa chọn được chế độ làm việc của cầu trục theo FEM, bạn cần chú ý 2 tham số chính đó là thời gian hoạt động trung bình trong một ngày (gọi là t) và chế độ tải trọng.
Thời gian hoạt động trung bình của cầu trục
Với thời gian hoạt động trung bình mỗi ngày thì có công thức tính dựa theo các giả thiết. Công thức các bạn cho thể tham khảo bên dưới trong ví dụ mình đưa ra.
Chế độ tải trọng (còn gọi là load spectrum) thì các bạn chọn lựa dựa theo mô tả sau:
+ Chế độ tải trọng nhẹ: có nghĩa là cầu trục thường xuyên hoạt động dưới mức tải cho phép, rất ít khi hoạt động đủ tải. Kiểu như bạn mua cầu trục 5 tấn mà chỉ sử dụng cẩu 1-2 tấn là thường xuyên và thỉnh thoảng cẩu 5 tấn.
+ Chế độ tải trọng trung bình: có nghĩa là cầu trục thường xuyên hoạt động với mức tải trung bình, thỉnh thoảng hoạt động với đủ tải. Trung bình có nghĩa là khoảng 40-60% tải trọng thiết kế.
+ Chế độ tải trọng nặng: Có nghĩa là cầu trục hầu như hoạt động full tải với cường độ cao. Khoảng 80% thời gian hoạt động (theo kinh nghiệm bên mình).
+ Chế độ tải trọng rất nặng: Cầu trục luôn luôn hoạt động full tải. Cường độ làm việc rất cao.
Dưới đây là bảng hướng dẫn lựa chọn chế độ làm việc của pa lăng cầu trục theo FEM:
Bảng lựa chọn chế độ làm việc FEM | ||||
Chế độ tải trọng | Thời gian làm việc trung bình mỗi ngày | |||
Nhẹ | t<=2 | 2< time <=4 | 4< time <=8 | 8< time <=16 |
Trung Bình | t<=1 | 1< time <=2 | 2< time <=4 | 4< time <=8 |
Nặng | t<=0.5 | 0.5< time <=1 | 1< time <=2 | 2< time <=4 |
Rất nặng | t<=0.25 | 0.25< time <=0.5 | 0.5< time <=1 | 1< time <=2 |
Chế độ làm việc | FEM1Bm | FEM1Am | FEM2m | FEM3m |
Chu trình làm việc | 25% ED | 30% ED | 40% ED | 50%ED |
Số lần khởi động/h | <=150/hr | <=180/hr | <=240/hr | <=300/hr |
Các giả thiết tính toán
Tiêu chí đánh giá của FEM dựa trên giả thiết pa lăng làm việc trong vòng 10 năm.
Chế độ làm việc theo FEM đưa ra dựa theo thời gian làm việc trung bình mỗi ngày và mức tải. Bảng lựa chọn của FEM giúp chúng ta lựa chọn được loại pa lăng cầu trụcthích hợp với các ứng dụng khác nhau.
Riêng phần chu trình làm việc %ED và số lần khởi động của động cơ các bạn tìm hiểu kỹ hơn trên google nhé.
Để áp dụng bảng lựa chọn của FEM, đầu tiên các bạn xác định chế độ tải trọng cầu trục theo cột 1, sau đó tính toán thời gian làm việc trung bình mỗi ngày của pa lăng cầu trục xem ở khoảng nào chiếu sang các cột bên phải, sau đó rồi chiếu xuống hàng thứ 3 từ dưới lên các bạn sẽ biết mình cần là 1Bm, 1Am hay 2m, 3m.
Ví dụ cụ thể cho dễ hiểu nhé:
- Bạn cần nâng hạ vật nặng 3 tấn. - Cầu trục 3 tấn
- Tốc độ pa lăng: 8m/phút (2 nhánh cáp)
- Chiều cao nâng hạ trung bình H=3m
- Số chu trình làm việc của pa lăng N= 16/h.
- Thời gian làm việc mỗi ngày T= 8h
- Mức tải: Nặng (phân biệt năng, nhẹ theo mô tả bên dưới)
Ta cần tính toán như sau:
* Thời gian làm việc trung bình t = (4 x H x N x T/ V x 60) hours (h) = (4 x 3 x 16 x 8/ 8 x 60) = 3.2 h có nghĩa là < 4 giờ
* Tính số lần khởi động mỗi giờ khi giả thiết mỗi lần khởi động cần thêm 2 lần để khởi động so với bình thường.
F = 4 x 16 x 3 = 192/h Tức là < 300
Kết luận: Bạn phải chọn pa lăng có chế độ làm việc FEM 3M theo nhu cầu của mình.
Hãy liên hệ với DINHNGUYENjsc để được tư vấn về pa lăng – cầu trục theo số HOTLINE 0913.238.269 hoặc gưi thư vào địa chỉ nguyenviet@kgcrane.com